Dưới đây là 19 sai lầm trong đầu tư mà đa số nhà đầu tư dù nhiều hay ít kinh nghiệm vẫn thường mắc phải.
Knute Rockne, Huấn luyện viên bóng bầu dục nổi tiếng ở Notre Dame (Pháp), từng nói: “Hãy củng cố những điểm yếu cho tới khi chúng trở thành những điểm mạnh của bạn”.
Theo Rockne, lý do nhà đầu tư thường bị thua lỗ hoặc chỉ đạt được những kết quả khiêm tốn trên thị trường đơn giản là do họ phạm quá nhiều sai lầm trong đầu tư.
Trong đầu tư chứng khoán cũng vậy, việc mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm nhiều năm chưa chắc đã quyết định thành công. Để có được thành công tại thị trường chứng khoán, cần biết tránh những “sai lầm kinh điển”.
Cố chấp giữ cổ phiếu thua lỗ
Bạn không muốn bị thua lỗ, nên bạn cứ chờ đợi và hy vọng, cho tới khi thua lỗ quá lớn và bạn phải trả giá đắt. Cho tới nay, đây vẫn là sai lầm phổ biến nhất mà đa số các nhà đầu tư mắc phải. Họ không hiểu rằng tất cả mọi cổ phiếu đều có tính đầu cơ cao và ẩn chưa rủi ro rất lớn.
Bạn phải cắt giảm tối đa mọi khoản thua lỗ, không có ngoại lệ. Quy luật là luôn luôn tống khứ mọi khoản thua lỗ khi cổ phiếu nào đó rớt giá 7% hoặc 8% so với giá mua. Việc tuân thủ theo quy luật đơn giản này sẽ đảm bảo nhà đầu tư có thể tiếp tục tham gia đầu tư vào ngày hôm sau và trong tương lai.
Mua một cổ phiếu đang rớt giá
Một cổ phiếu đang xuống giá không đồng nghĩa với việc đó là một “món hời” thật sự. Việc đầu tư vào một mã cổ phiếu giảm giá rất mạnh có thể khiến nhà đầu tư mắc sai lầm kinh điển của các “tay mơ” – mua cổ phiếu khi nó gần chạm đáy.
Cân đối giảm thay vì cân đối tăng
Nếu bạn mua một cổ phiếu tại mức giá 40 USD rồi sau đó mua thêm khi nó rơi xuống giá 30 USD để cân đối mức lỗ thì bạn đang theo chân những kẻ thất bại. Chiến lược nghiệp dư này có thể gây ra sự thua lỗ trầm trọng và kéo danh mục đầu tư của bạn xuống vực sâu.
Mua lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì số lượng nhỏ cổ phiếu giá cao
Nhiều người nghĩ rằng sẽ khôn ngoan hơn nếu mua số lượng hàng trăm hoặc hàng nghìn cổ phần. Điều này tạo cho người mua cảm giác rằng họ đang mua được nhiều hơn với số tiền của mình. Hãy nên mua 30 hoặc 50 cổ phần có giá cao của những công ty đang thể hiện thành tích tốt và hãy suy nghĩ theo số tiền mà bạn đầu tư thay vì số cổ phần bạn có thể mua.
Hãy mua mặt hàng tốt nhất có thể, chứ không phải mặt hàng rẻ nhất. Nhiều nhà đầu tư không cưỡng lại nổi trước những cổ phiếu 2 USD, 5 USD, hoặc 10 USD. Nhưng đa số các cổ phiếu được bán ở mức giá 10 USD hoặc thấp hơn đều có lý do.
Hoặc là chúng từng có vấn đề trong quá khứ hoặc đang gặp rắc rối ngay trong hiện tại. Cổ phiếu cũng như mọi thứ hàng hoá khác, mặt hàng tốt nhất không bao giờ có mức giá rẻ nhất, hay nói cách nôm na là “tiền nào của ấy”.
Muốn kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng
Mong muốn quá nhiều, quá nhanh mà thiếu sự chuẩn bị thiết yếu, nghiên cứu những phương pháp hợp lý nhất, hoặc thu thập những kỹ năng và kỷ luật nền tảng – có thể khiến bạn lỗ nặng. Nhiều khả năng bạn sẽ lao vào một cổ phiếu nào đó quá vội vàng và sau đó lại quá chậm trong việc cắt giảm thua lỗ khi bạn phạm sai lầm.
Mua dựa trên những lời mách nước, tin đồn
Nhiều người quá dễ dàng mạo hiểm tiền mồ hôi nước mắt của mình theo lời người khác, thay vì bỏ thời gian để học tập, nghiên cứu, và biết chắc việc họ đang làm. Kết quả là, những lời khuyên mà bạn nghe được đơn giản lại không phải là sự thật. Ngay cả nếu chúng là sự thật chăng nữa, trong đa số trường hợp, cổ phiếu liên quan sẽ giảm giá chứ không lên giá.
Chọn cổ phiếu hạng hai vì cổ tức cao hoặc P/E thấp
Cổ tức và P/E không quan trọng bằng tỉ lệ tăng trưởng EPS. Trong nhiều trường hợp, một công ty càng trả cổ tức cao bao nhiêu thì càng yếu bấy nhiêu. Có thể công ty đó phải vay nợ lãi suất cao để đổ đầy các quỹ chi trả dưới hình thức cổ tức.
Những công ty đang hoạt động tốt thường sẽ không chi trả cổ tức. Thay vào đó, họ sẽ đầu tư nguồn vốn của mình vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc những hoạt động cải tiến khác. Ngoài ra, nên nhớ rằng bạn có thể mất số tiền bằng một kỳ cổ tức chỉ trong vòng 1 hoặc 2 ngày dao động của giá cổ phiếu.
Còn về P/E, một tỉ số P/E thấp có thể là vì thành tích của công ty đó trong quá khứ quá kém cỏi. Đa số cổ phiếu đều được bán đúng với giá trị thật của chúng tại thời điểm đó.
Tiêu chuẩn lựa chọn kém và không biết chính xác mình phải tìm kiếm gì
Nhiều người mua những cổ phiếu hạng 4, “hoàn toàn không có gì đáng chú ý”, đang vận động không tốt, có mức tăng trưởng lợi tức, doanh thu và lợi suất trên vốn cổ phần đáng đặt dấu hỏi, và không phải là những cổ phiếu dẫn dắt thị trường thật sự.
Nhiều người khác thì quá tập trung vào các cổ phiếu công nghệ cao nặng tính đầu cơ hoặc có chất lượng thấp và nhiều rủi ro.
Chọn những tên tuổi “lão làng”, quen thuộc
Chỉ vì bạn đã từng làm việc cho General Motors không có nghĩa là nó trở thành một cổ phiếu tốt để mua. Phần nhiều những mục tiêu đầu tư tốt nhất sẽ là những cái tên mới lạ mà bạn chưa từng biết.Với một số cuộc nghiên cứu nho nhỏ, bạn có thể phát hiện và kiếm lời từ chúng trước khi chúng trở thành những tên tuổi lớn.
Baoquocte.vn. TGVN.