Kiến Thức Chứng Khoán Cơ Bản dành Cho Nhà Đầu Tư Chứng Khoán 2024
Trước khi tham gia vào Thị trường Chứng Khoán Việt Nam 2024 bạn nhất định phải nắm rõ những kiến thức chứng khoán cơ bản dưới đây để giúp ích cho mình thật nhiều trong suốt quá trình đầu tư vào thị trường chứng khoán trong năm 2024 nhé!
1. Thế nào là ngày T+…?
Trong giao dịch chứng khoán, bạn cần nắm được khái niệm về các mốc thời gian, đây là một kiến thức chứng khoán cơ bản cần nắm rõ, được quy định như sau:
- Ngày T + 0: Ngày giao dịch – Là ngày mà bạn tiến hành đặt lệnh MUA / BÁN thành công một mã chứng khoán.
- Ngày T + 1: Ngày chờ tiền, cổ phiếu về – Là “ngày làm việc” tiếp theo của thị trường chứng khoán (không tính thứ 7, Chủ Nhật, và các ngày nghỉ theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước).
- Ngày T + 2: Ngày thanh toán – Là ngày mà cổ phiếu chính thức được chuyển nhượng giữa người mua và người bán trước đó. Đây là ngày làm việc tiếp theo của ngày T+1.
- Ngày T + 3: Ngày có thể giao dịch tiếp.
2. Mua cổ phiếu xong có bán được ngay không?
- Theo khái niệm ở trên thì sau khi mua một cổ phiếu, bạn phải đợi tới ngày T+3 mới có thể bán cổ phiếu đó.
- Thời gian thanh toán là 16h30 chiều ngày T+2.
- Nếu bạn mua cổ phiếu tại T+0 thì sau 16h30 chiều ngày T+2, bạn mới thực sự được sở hữu cổ phiếu.
- Tới ngày T+3 bạn mới thực sự bán được, vì lúc cổ phiếu về thì đã hết phiên giao dịch. Không tính thứ 7, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ.
3. Bao nhiêu lâu Cổ phiếu/ Tiền mới thực sự về tài khoản?
- Tương tự khi bán cổ phiếu, bạn cũng phải đợi tới 16h30 chiều 2 ngày làm việc sau đó T+2 thì tiền mới về tài khoản.
- Nếu lúc này bạn muốn rút tiền thì hoàn toàn được.
- Hoặc nếu bạn muốn tiếp tục các giao dịch khác từ số tiền này thì hãy đợi thêm đến ngày giao dịch tiếp theo T+3.
- Tuy nhiên, sau khi bán cổ phiếu xong thì bạn có thể mua cổ phiếu ngay bằng dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán tự động nếu đã đăng ký với công ty chứng khoán.
4. Chứng khoán chưa Lưu ký và Chứng khoán đã Lưu ký
5. Giá Tham chiếu và Cách tính
Trong một số trường hợp Đặc biệt, Giá tham chiếu không theo Quy tắc trên, Giá tham chiếu thường bị tụt rất sâu so với Giá Đóng cửa (HOSE / HNX) hoặc Giá Trung bình (UPCoM). Khi đó là trường hợp Đặc biệt và Giá tham chiếu có thể bị Điều chỉnh bởi việc Cổ tức Tiền mặt, Cổ tức Cổ phiếu hay Quyền mua của Công ty Niêm yết đó (Ngày giao dịch không hưởng quyền).
6. Vốn hóa Thị trường và Cổ phiếu Blue-Chip, Penny, MidCap
7. Thị trường Chứng khoán sơ cấp và Thị trường Chứng khoán thứ cấp
Thị trường Chứng khoán sơ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được phát hành lần đầu tiên cho các nhà đầu tư, và vì là lần đầu tiên nên vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang cho Tổ chức Phát hành (Thay vì sang cho nhà đầu tư khác như bên thứ cấp). Nên bản chất của hoạt động này chính là tăng vốn điều lệ trên Thị trường Chứng khoán. Phương thức phát hành của thị trường này là Phát hành riêng lẻ và Phát hành ra công chúng.
Thị trường Chứng khoán thứ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được mua đi bán lại với nhau giữa các nhà đầu tư sau khi đã được phát hành lần đầu ở Thị trường Chứng khoán sơ cấp. Điều này làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư và do đó Vốn điều lệ của Tổ chức Phát hành hoàn toàn không hề thay đổi gì trong quá trình này. Mục tiêu cao nhất của thị trường này là tạo tính thanh khoản, để khi một nhà đầu tư A cần tiền họ đang sở hữu 1 loại cổ phiếu thì có thể bán ngay lập tức để đổi ra tiền mặt cho một nhà đầu tư B khác đang có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư sinh lời loại cổ phiếu đó, chính tính thanh khoản này sẽ giúp cho Tổ chức Phát hành trên Thị trường Chứng khoán sơ cấp khi cần vốn cho các dự án kế hoạch kinh doanh của mình có thể tăng vốn điều lệ mở rộng sản xuất kinh doanh.
8. EPS là gì? Chỉ số EPS được tính như thế nào?
EPS (Earning Per Share) là Lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu.
Với: Lợi nhuận sau thuế là 4 quý liên tiếp, Nếu nói EPS năm 2024 tức là lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu của năm 2024; nếu nói thường EPS thì ta thường mật định là EPS 4 quý báo cáo gần nhất.
Ví dụ: Cổ phiếu Vinamilk (VNM) 4 quý gần nhất tổng lãi 11000 tỷ đồng và số cổ phiếu đang lưu hành là 2 tỷ cổ phiếu. Vậy EPS của VNM sẽ là:
EPS (VNM) = 11000 tỷ đồng/ 2 tỷ cổ phiếu = 5.500 (đồng)
Ý nghĩa của EPS:
- Thể hiện mức lợi nhuận của 1 cổ phiếu.
- Khi doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 5.500 đồng như VNM, tức là EPS = 5.500 đồng
- EPS là phiên bản rút gọn nhất của lợi nhuận sau thuế. Vì Doanh nghiệp lợi nhuận hàng năm có thể rất cao nên khó tính toán mà EPS = Lợi nhuận/ Số cổ phiếu
2 loại EPS
Gồm: EPS cơ bản và EPS pha loãng.
EPS cơ bản: EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu lưu hành
EPS pha loãng là EPS do Doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP, phát hành cho cổ đông chiến lược… Nên bị pha loãng cổ phiếu ra.
EPS pha loãng sẽ có độ chính xác hơn, vì nó phản ảnh sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.
9. Chỉ số P/E
Chỉ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu, gọi tắt là Chỉ số P/E, P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio trong tiếng Anh, hoặc Kurs-Gewinn-Verhältnis trong tiếng Đức), là chỉ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và chỉ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Chỉ số P/E =Giá thị trường một cổ phiếu/Thu nhập bình quân trên một cổ phần
Chỉ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.
Ví dụ: Giá cổ phiếu VNM năm 2024 là 120000 VNĐ, EPS cổ phiếu VNM năm 2024 là 5500 VNĐ, Suy ra chỉ số P/E năm 2024 của VNM = 21.8
Kiến thức về P/E là kiến thức chứng khoán cơ bản nhất bạn nên nắm rõ, vì nó giúp bạn tìm ra được các cổ phiếu giá trị giúp bạn đầu tư hiệu quả nhất. Chỉ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp.
Tính toán chỉ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế.
Trên đây là một số khái niệm, kiến thức chứng khoán cơ bản mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên nắm rõ trước khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán bạn nhé!